Cảm biến áp suất lốp là gì?
Cảm biến áp suất lốp hay còn được gọi là TPMS – được viết tắt từ Tire Pressure Monitoring System, có nghĩa là hệ thống theo dõi áp suất của lốp xe hơi. Hệ thống này được xem như một hệ thống đảm bảo an toàn cho người dùng khi đi ô tô mà gần đây được nhiều người Việt quan tâm. Nếu bạn đang cần tìm hiểu thì đây là bài viết dành cho bạn.
Sự ra đời của thiết bị cảm biến áp suất lốp (TPMS)
Những sự cố và tình huống tai nạn giao thông vì lốp xe non là không hiếm, từ đó người ta nghĩ đến một công cụ để đo áp suất của lốp một cách chính xác mà không cần phải kiểm tra trực tiếp. Dòng xe Porsche 959 đời 1986 là dòng xe đầu tiên được trang bị cảm biến áp suất lốp và sau đó được các hãng xe hạng sang như BMW, Audi, Mercedes trang bị cho các dòng xe của mình.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất lốp ô tô
Để biết được tình trạng áp xuất lốp mà không cần xem trực tiếp, cần phải đo đạc kết quả rồi mới hiển thị lên đồng hồ hoặc thiết bị di động. Có thể nói, hiện nay, có hai loại cảm biến áp suất lốp ô tô với hai nguyên lý hoạt động khác nhau:
1. Cảm biến áp suất lốp xe hơi trực tiếp
Loại cảm biến này có một mạch điện tử gồm một bộ vi xử lý, các cảm biến đo áp suất, nhiệt độ, điện áp pin nuôi mạch và một bộ phát sóng vô tuyến. Thiết bị này có thể được lắp đặt trong lốp xe hoặc ngoài lốp như cảm biến áp suất lốp, được sản xuất dưới dạng một van, có thể lắp vừa tất cả mâm tiêu chuẩn.
2. Cảm biến áp suất lốp xe hơi trực tiếp
Loại cảm biến TPMS gián tiếp sẽ dùng ngay thông tin về tốc độ quay của 04 bánh xe mà bất cứ hệ thống chống bó cứng phanh ABS nào cũng có, sau đó so sánh để phát hiện bất thường về áp suất lốp.
Cảm biến áp suất lốp loại gián tiếp dựa trên nguyên tắc như sau: khi một bánh mềm hơn, nghĩa là đường kính giảm đi, vậy bánh đó sẽ quay nhanh hơn, hệ thống lúc này sẽ báo với người lái để kiểm tra.
3. Nên chọn cảm biến áp suất lốp ô tô loại trực tiếp hay gián tiếp
Dựa trên nguyên lý hoạt động của hai loại cảm biến áp suất lốp trên, dễ nhận thấy rằng. Ưu điểm của cảm biến áp suất lốp trực tiếp là biết chính xác tình trạng áp suất lốp, nhiệt độ từng lốp theo thời gian thực trong khi TPMS gián tiếp chỉ biết một cách chung chung là 1 lốp nào đó đang mềm hơn hoặc cứng hơn các lốp còn lại.
Lý do nên lắp cảm biến áp suất lốp càng sớm càng tốt
Không phải tự nhiên mà người ta chế tạo ra sản phẩm cảm biến áp suất lốp, đây là một tính năng an toàn cần có cho mọi dòng xe hơi nào trên thị trường. Bạn có thể tham khảo những lý do để lắp đặt cảm biến áp suất lốp như sau:
1. Bảo vệ lốp xe luôn an toàn
Một khi đã có được cảm biến lốp xe, thiết bị này sẽ giúp cho người lái xe có thể luôn biết được lốp xe của mình hiện tại như thế nào. Có cần bơm thêm hay không? Từ đó giúp cho lốp xe luôn an toàn và sử dụng được lâu hơn, bền bỉ hơn.
2. Tiết kiệm nhiên liệu
Áp suất lốp thấp làm tăng ma sát mặt đường gây tổn hao năng lượng. Cảm biến áp suất lốp giúp chúng ta theo dõi để giữ cho áp suất lốp luôn trong tình trạng tiêu chuẩn, tiết kiệm 1-3% tiêu hao nhiên liệu so với lốp non hơi.
3. Cảm giác lái tốt hơn – an toàn hơn
Lốp không quá căng cũng không quá mềm là điều kiện tiên quyết để người lái xe có cảm giác lái tốt. Người lái xe cảm thấy thoái mái thì khi di chuyển cũng tự tin hơn, cảm thấy an toàn hơn.
Lắp cảm biến áp suất lốp ở đâu?
Hiện nay, Ô tô Tuấn là đơn vị cung cấp cảm biến áp suất lớp Steelmate uy tín hàng đầu Việt Nam. Với mức giá phải chăng là bạn đã có thêm một tính năng an toàn tuyệt vời cho chiếc xế cưng của mình.
Đánh giá Cảm biến áp suất lốp là gì? TPMS là gì?
There are no reviews yet.